Ông Putin trở thành Thủ tướng vào tháng 8/1999 khi đó Nga vẫn còn là một đất nước đầy khó khăn. Chịu nhiều thiệt hại sau Chiến tranh lạnh, Liên bang Nga rơi vào khủng hoảng và bất ổn với các cộng hòa li khai, xung đột, khủng bố và suy thoái kinh tế. Cuộc khủng hoảng Kosovo vào tháng 6/1999 là thời điểm quan trọng vào đúng lúc Putin lên nắm quyền.

Ông từng giữ chức vụ Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia khi đó Nga điều động lực lượng đến Kosovo tham gia “trò chơi quyền lực” khi Mỹ và NATO đang giữ thế thượng phong ở vùng đất này. Khi đưa quân đến Kosova là một màn thể hiện vũ lực hạn chế, nhưng cũng cho thấy biểu tượng cao đẹp về nước Nga dù mệt mỏi với thù trong giặc ngoài vẫn hết lòng giúp đỡ những đồng minh bị xúc phạm. 

leftcenterrightdel
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã có những trao đổi về tình hình Syria cũng như cách giải quyết riêng. Ảnh: Reuters 

Kể từ thời điểm đó, ông Putin không ngừng tìm cách khôi phục nước Nga trở thành một cường quốc lớn trên thế giới. Bắt đầu với Chiến tranh Checnya lần thứ 2 và Chiến tranh Georgia vào năm 2008. Nga đã tái thiết Quân đội và hiện đại hóa các đơn vị. Sau đó Nga sáp nhập Crimea và can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraina.

 Đó cũng là lúc Nga tham gia cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Nhiều người từng nghĩ Nga sẽ kết thúc chiến dịch bằng cuộc chiến với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi một máy bay bị bắn rơi vào tháng 11/2015. Nhưng Nga trở nên thực dụng hơn. Thay vì chiến tranh, Moscow mở cửa hợp tác với Ankara và ký một hợp đồng xây dựng đường ống dẫn khí đốt. Sau đó, Nga bắt đầu làm việc chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết khủng hoảng Syria. Nga khiến Thổ Nhĩ Kỳ "chọc giận" NATO và Mỹ khi đặt bút ký hợp đồng mua hệ thống tên lửa S-400.

Mỹ ra sắc lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 14/10, Tổng thống Mỹ D.Trump đã ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới chiến dịch quân sự mà Ankara đang thực hiện tại miền Đông Bắc Syria, đồng thời kêu gọi thực hiện một lệnh ngừng bắn “ngay lập tức” tại khu vực này.

Trong sắc lệnh mới công bố, Mỹ sẽ ngừng đàm phán về một thỏa thuận thương mại trị giá 100 tỷ USD với Thổ Nhĩ Kỳ và tăng thuế trở lại mức 50% đối với mặt hàng thép nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, 3 trong số các quan chức quyền lực nhất Thổ Nhĩ Kỳ gồm: Bộ trưởng Quốc phòng Hulusi Akar, Bộ trưởng Năng lượng Fatih Donmez và Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu sẽ bị đóng băng các tài khoản ở Mỹ và không được thực hiện các hành vi giao dịch với Mỹ.

Thuộc phạm vi thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đồng ý để Ankara tiếp quản Afrin thuộc miền Tây Bắc Syria vào tháng 2/2018. Sâu xa của động thái này của Nga là làm suy yếu quan hệ giữa Mỹ và Lực lượng người Kurd YPG, từng bước "xua đuổi" người Mỹ khỏi khu vực này. Và thực tế đã diễn ra đúng như thế khi ông Trump tuyên bố sẽ rút quân khỏi Tây Bắc Syria.

Truyền thông tiết lộ, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gần đây, Tổng thống Putin sẽ không phản đối hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, dù nó diễn ra trên lãnh thổ Syria, tuy nhiên, điều kiện mà Putin đặt ra là Thổ Nhĩ Kỳ phải rút lực lượng khỏi lãnh thổ Syria sau khi hoàn tất chiến dịch mang tên "Mùa xuân Hòa bình".

Dưới thời Tổng thống Trump, chính quyền Washington ưu tiên nhiều hơn cho chiến lược “nước Mỹ trước hết”. Do đó, Nga chờ đợi thời cơ khi nào Mỹ tự cô lập, không thể chiến đấu với kẻ thù, trong khi lãnh đạo phạm sai lầm. Nga nhanh chóng củng cố vị thế, xây dựng hình ảnh. Trong thực tế, Nga đã hợp tác chặt chẽ hơn với Ai Cập về vấn đề Libya, đồng thời mở các cuộc thảo luận với Iraq, Saudi Arabia và Israel.

Quyết định rút quân vào tháng 10 này của ông Trump có thể gây ngạc nhiên cho Nga. Nhưng đó là trong các cuộc thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ, kể từ cuối tháng 7, Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch hành động ở miền Tây Bắc Syria để tạo ra một vùng kiểm soát hầu hết khu vực có người Kurd sinh sống.

leftcenterrightdel
Lực lượng đồng minh Arab của Thổ Nhĩ Kỳ tiến về phía biên giới Syria. Ảnh: AFP 

Moscow hiểu rằng bây giờ đối với miền Đông Syria, người Nga sẽ là “trọng tài chính” và Tổng thống Putin sẽ quyết định điều gì sẽ xảy ra sau các cuộc thảo luận với Ankara, Damascus và chính quyền người Kurd. Theo nhiều nguồn tin, các cuộc thảo luận với người Kurd diễn ra trong căn cứ không quân Khmeimim ở phía Tây Bắc đã tạo nên biểu tượng quyền lực Nga ở Trung Đông.

Moscow có lẽ không thể tưởng tượng có “vận may”như thế. Hơn 100.000 binh sĩ SDF được Mỹ huấn luyện và trang bị sẽ ký một thỏa thuận để mời Quân đội Syria bảo vệ người dân tránh khỏi chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Không ai khác, chính Tổng thống Putin biết rõ ông cần phải thực tế và thận trọng với tình huống này.

Nga muốn xuất hiện với vai trò trọng tài chính và không bị mắc kẹt giữa cuộc xung đột. Hàng tỷ USD bán hệ thống phòng không S-400 đã thu về từ Thổ Nhĩ Kỳ. Bảo vệ toàn vẹn chế độ Syria. Làm suy yếu ảnh hưởng và thu phục các đối tác/đồng minh cũ của Mỹ trong khu vực.

Hai mươi năm trước đây, Nga từng bị yếm thế khi cố gắng đến sức cùng lực kiệt để cứu vãn danh dự ở Kosovo, còn bây giờ, sau 20 năm tình hình đã đảo ngược đáng kể.  Dường như Tổng thống Putin đang chơi một nước cờ hay khiến Tổng thống Trump trắng tay ở Syria sau nhiều năm can dự...

Phạm Trúc